Kinh tế Mỹ có thể tránh được một đợt suy thoái trong năm tới khi FED tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao?
16:39 - 26/12/2023
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại nhưng không suy thoái trong năm 2024.
Tỷ giá trung tâm và tại các ngân hàng giảm mạnh
PMI tháng 7 Việt Nam giữ vững phong độ, chuyên gia quốc tế dự báo ngành sản xuất Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt?
Sau GDP Mỹ, thị trường đổ dồn chú ý vào thước đo lạm phát ưa thích của Fed công bố tối nay: Bằng chứng quan trọng quyết định lãi suất tháng 9?
Mục tiêu tăng trưởng GDP 7% là có cơ sở nhưng vẫn cần thận trọng
Trong khi một số nhà kinh tế tin rằng nguy cơ suy thoái vẫn còn, những người khác lại cho rằng kinh tế Mỹ có nhiều khả năng “hạ cánh mềm” trong năm tới.
Greg McBride, nhà phân tích tài chính trưởng của Bankrate, cho biết: “Có nhiều kỳ vọng hạ cánh mềm vào năm 2024 hơn là vào năm 2023”.
Dự báo của nhiều nhà kinh tế về một cuộc suy thoái vào năm 2023 đã không thành hiện thực. Dựa trên các dữ liệu, có thể coi năm nay là một năm tốt đối với kinh tế Mỹ, vì tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát giảm nhanh.
Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3,7%, không thay đổi nhiều so với mức 3,5% một năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm xuống 3,1%, chưa bằng một nửa so với con số 7,1% được ghi nhận trong tháng 11/2022.
Kết quả là niềm tin của người tiêu dùng đã tăng lên. Trong cuộc khảo sát gần đây nhất của Conference Board, thái độ tích cực đối với nền kinh tế của người tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Bảy.
Các chuyên gia cho rằng các dấu hiệu trên báo hiệu nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ giảm tốc trong năm 2024. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ mức thấp – 3,4% vào tháng Tư. Và mặc dù đã đạt mức cao gần hai con số vào tháng 6/2022, lạm phát vẫn chưa thể giảm xuống dưới 3%. Trên thực tế, nó đã tăng trở lại trong phạm vi 3% đó trong sáu tháng liên tiếp.
Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng vẫn thấp hơn nhiều so với mức sau đại dịch được ghi nhận vào mùa xuân năm 2021.
Gus Faucher, phó chủ tịch cấp cao kiêm nhà kinh tế trưởng tại Tập đoàn dịch vụ tài chính PNC, cho biết tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên khoảng 4% khi người tiêu dùng giảm chi tiêu, khiến tăng trưởng việc làm chậm lại.
Nguy cơ suy thoái – dù vẫn cao – có thể sẽ không xảy ra trừ khi có một cú sốc tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, như xung đột leo thang hơn ở Trung Đông, Faucher nói.
McBride của Bankrate cho biết nền kinh tế đã chậm lại do lãi suất cao – điều mà người tiêu dùng sẽ tiếp tục gặp phải vào năm 2024. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục giữ lãi suất ở mức cao nhằm chống lại lạm phát và nhiều khả năng là chưa cắt giảm ngay.
Hiện tại, lãi suất thẻ tín dụng tiếp tục ở mức trung bình hơn 20%. Và mặc dù lãi suất thế chấp chỉ mới bắt đầu giảm, lãi suất trung bình kỳ hạn 30 năm vẫn dao động trong khoảng 6,5% đến 7%.
Trong khi một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã bắt đầu phát tín hiệu rằng sẽ sẵn sàng cắt giảm lãi suất vào năm tới, McBride cho biết họ sẽ hạ “với tốc độ rất khiêm tốn”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhiều người tiêu dùng đã vượt qua được tác động của lãi suất cao và sẽ tiếp tục như vậy vào năm tới.
Trong bài bình luận được đưa ra trong tuần này, các nhà kinh tế của Bank of America cho biết nhiều người Mỹ ghi nhận “tài sản ròng” tăng lên nhờ giá nhà cao hơn và một năm khởi sắc của thị trường chứng khoán. Các chuyên gia kinh tế cho rằng điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy tỷ lệ mua hàng.
Các báo cáo doanh số bán lẻ gần đây cho thấy chi tiêu trong kỳ nghỉ năm nay “dễ chịu hơn mong đợi”, khi tổng số giờ làm việc tiếp tục tăng.
Tất nhiên, không phải tất cả dân Mỹ đều có kịch bản tươi sáng về việc duy trì ổn định tài chính mà không gặp nhiều khó khăn. Các nhà kinh tế của Bank of America lưu ý rằng, khi nói đến cách phân bổ tiền tiết kiệm và khả năng chi trả nhà ở kể từ sau đại dịch, nhiều hộ gia đình vẫn chưa thể khá giả. McBride ước tính khoảng 60% người Mỹ hiện đang sống bằng tiền lương.
Tham khảo: NBC News