Dự báo GDP quý I/2024 của Việt Nam tăng 6,1%
15:35 - 27/03/2024
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý I/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (mức 6,7% hồi quý IV/2022).
PMI tháng 7 Việt Nam giữ vững phong độ, chuyên gia quốc tế dự báo ngành sản xuất Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt?
Sau GDP Mỹ, thị trường đổ dồn chú ý vào thước đo lạm phát ưa thích của Fed công bố tối nay: Bằng chứng quan trọng quyết định lãi suất tháng 9?
Mục tiêu tăng trưởng GDP 7% là có cơ sở nhưng vẫn cần thận trọng
Chuyên gia dự báo tỷ giá hạ nhiệt do nhu cầu ngoại tệ giảm
Standard Chartered cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm nay.
Theo Standard Chartered, dữ liệu tháng 3 có dấu hiệu phục hồi sau dịp Tết Nguyên đán, nhờ doanh số bán lẻ. Tăng trưởng doanh số bán lẻ được dự báo tăng trưởng ở mức 9,2% trong tháng 3, so cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu được dự báo hồi phục ở mức 5,2% so cùng kỳ; nhập khẩu đạt mức 5,0%.
Thặng dư thương mại có thể thu hẹp xuống 0,8 tỷ USD. Lạm phát có thể tăng lên mức 4,2% trong tháng 3 so cùng kỳ (từ mức 4,0% trong tháng 2). Giá dịch vụ giáo dục, nhà ở (vật liệu xây dựng) và thực phẩm đã thúc đẩy lạm phát trong thời gian gần đây. Để nguồn FDI phục hồi mạnh mẽ thì sẽ cần tăng trưởng GDP nhanh hơn.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Mặc dù khả năng tăng trưởng quý 1 có chậm lại nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi. Tuy nhiên, ngân hàng cũng thận trọng trước tổng quan tăng trưởng của nửa đầu năm do những thách thức đến từ thương mại toàn cầu”.
Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5% cho đến hết quý 3/2024 và tăng 50 điểm cơ bản trong quý 4, trước lo ngại về lạm phát do tăng trưởng.
Trước đó, báo cáo về Tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai năm 2024 diễn ra trong bối cảnh cả nước đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các hoạt động du lịch, dịch vụ nhìn chung sôi động. Với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau Tết Nguyên đán.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%. Một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 25,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 23,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,1%; dệt tăng 17,6%.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 18,6%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% (riêng khu vực kinh tế trong nước tăng 33,3%); kim ngạch nhập khẩu đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD).
Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.
Nguồn: Cafef